Tải về bản PDFTải về bản PDF

Kháng sinh là loại thuốc được kê đơn phổ biến nhất để chống lại nhiễm khuẩn. Cephalexin là thuốc kháng sinh thuộc nhóm thuốc Cephalosporin. Cephalexin thường được biết đến với tên gọi Keflex và có khả năng ức chế hay ngăn chặn sự phát triển của vi khuẩn. Hiệu quả của thuốc phụ thuộc vào cách uống. Do đó, bạn cần biết cách uống Cephalexin trước khi bắt đầu quá trình điều trị. Dưới đây là hướng dẫn cách uống Cephalexin.

Phần 1
Phần 1 của 4:

Uống Cephalexin

Tải về bản PDF
  1. How.com.vn Tiếng Việt: Step 1 Tuân thủ hướng dẫn của bác sĩ khi uống Caphalexin.
    Không uống thuốc với liều nhiều hơn hoặc ít hơn, không uống lâu hơn chỉ dẫn của bác sĩ. Đọc kỹ hướng dẫn sử dụng trên nhãn thuốc trước khi uống.
  2. How.com.vn Tiếng Việt: Step 2 Uống Cephalexin dạng viên nang hoặc viên nén với nước.
    Nên uống Cephalexin dạng viên nang hoặc viên nén với một cốc nước đầy. Các thức uống khác có thể ảnh hưởng đến hiệu quả của thuốc.[1]
    • Không nhai hoặc cố hòa tan thuốc dạng viên nang hoặc viên nén trong miệng. Thuốc cần được nuốt trôi cùng nước.[2]
  3. How.com.vn Tiếng Việt: Step 3 Dùng nước để hòa tan viên nang nếu uống Cephalexin dạng hòa tan được.
    Đối với viên nén hòa tan được, bạn không nên nhai hoặc nuốt thuốc. Viên nén hòa tan được cấu tạo để kết hợp với chất lỏng trước khi uống để cơ thể chuyển hóa thuốc nhanh hơn.
    • Hòa tan thuốc trong 2 thìa cà phê nước. Khuấy đến khi thuốc tan hoàn toàn và uống ngay.[3]
    • Để đảm bảo uống hết thuốc, bạn nên đổ thêm nước vào cốc để hòa tan với phần thuốc sót lại và uống.
  4. How.com.vn Tiếng Việt: Step 4 Uống Cephalexin dạng lỏng theo hướng dẫn của bác sĩ.
    Cần tuân thủ hướng dẫn của bác sĩ khi uống Cephalexin dạng lỏng. Nên hỏi bác sĩ hoặc dược sĩ nếu có thắc mắc. Đối với Cephalexin lỏng, bạn cần lắc chai trước khi uống. [4]
    • Nên dùng cốc hoặc thìa để uống đúng liều. Thông thường, liều chỉ định thường ở dạng ml nên bác sĩ thường khuyên dùng ống tiêm (không có mũi tiêm) để đo. Nếu không có dụng cụ đo, bạn nên hỏi dược sĩ.
  5. How.com.vn Tiếng Việt: Step 5 Bảo quản Cephalexin ở nơi khô, thoáng.
    Thuốc Cephalexin cần được bảo quản đúng cách. Bảo quản thuốc ở nơi khô thoáng, nhiệt độ không quá 30 độ C. Không bảo quản thuốc trong nhà tắm vì độ ẩm có thể ảnh hưởng đến chất lượng của viên nang hoặc viên nén.
    • Nên bảo quản Cephalexin dạng lỏng trong tủ lạnh. Không bảo quản thuốc trong tủ đông. Không sử dụng thuốc đã được bảo quản sau 14 ngày. [5]
  6. How.com.vn Tiếng Việt: Step 6 Ăn một ít thức ăn hoặc uống một cốc sữa khi uống Cephalexin.
    Cephalexn có thể gây đau bụng nếu không được uống sau khi ăn. Để ngăn tình trạng đau bụng, bạn nên uống Cephalexin sau bữa ăn, sau bữa ăn nhẹ hoặc sau khi uống sữa. Nếu bụng vẫn đau hoặc cơn đau quá nghiêm trọng, bạn nên trao đổi với bác sĩ. [6]
  7. How.com.vn Tiếng Việt: Step 7 Uống liều Cephelexin bị quên ngay khi nhớ ra.
    Tuy nhiên, nếu chỉ còn cách giờ uống liều tiếp theo 1-2 tiếng, bạn nên bỏ liều bị quên và chờ đến giờ uống liều kế tiếp.
    • Không uống thuốc với liều gấp đôi để bù lại liều bị quên. Làm như vậy có thể gây quá liều và tác dụng phụ. [7]
    Quảng cáo
Phần 2
Phần 2 của 4:

Hiểu về thuốc Cephalexin

Tải về bản PDF
  1. How.com.vn Tiếng Việt: Step 1 Hiểu rằng Cephalexin được dùng để chống lại vi khuẩn trong cơ thể.
    Cephalexin được biết đến là thuốc diệt khuẩn, tức công dụng của chúng là ức chế hoặc phá vỡ thành tế bào của vi khuẩn và khiến tế bào nổ tung hoặc vỡ ra.[8]
    • Cephalexin hiệu quả trong việc chống lại vi khuẩn gram dương. Các vi khuẩn này bao gồm vi khuẩn bacillus, corynebacterium, clostridium, listeria, staphylococcus và streptococcus.[9]
    • Cephalexin không có tác dụng điều trị nhiễm vi-rút. Thuốc cũng không được dùng để điều trị nhiễm tụ cầu vàng kháng methicillin (MRSA).[10]
  2. How.com.vn Tiếng Việt: Step 2 Uống Cephalexin để chống lại nhiễm khuẩn.
    Cephalexin chủ yếu được dùng để chống lại bệnh nhiễm khuẩn. Bệnh nhiễm khuẩn có thể bao gồm nhiễm khuẩn xương, khớp, viêm phổi, nhiễm khuẩn da, đường tiết niệu và viêm tai giữa.
    • Trong một số trường hợp, Cephalexin được dùng làm thuốc phòng bệnh, tức dùng để phòng ngừa một số bệnh nhiễm khuẩn. Ví dụ, Cephalexin được dùng để phòng ngừa bệnh viêm nội tâm mạc (viên màng trong tim) do nhiễm khuẩn.[11]
  3. How.com.vn Tiếng Việt: Step 3 Cần biết rằng việc sử dụng Cephalexin không đúng cách có thể làm giảm hiệu quả của thuốc.
    Uống Cephalexin khi không bị bệnh nhiễm khuẩn có thể làm giảm hiệu quả của thuốc khi bạn thực sự cần dùng thuốc. Cephalexin cũng giảm hiệu quả nếu uống không đủ liều hoặc đủ chu kỳ như bác sĩ kê đơn.[12]
    • Trao đổi với bác sĩ nếu vẫn còn triệu chứng nhiễm khuẩn sau khi uống thuốc.[13]
    Quảng cáo
Phần 3
Phần 3 của 4:

Trao đổi với bác sĩ về thuốc Cephalexin

Tải về bản PDF
  1. How.com.vn Tiếng Việt: Step 1 Trao đổi với bác sĩ về tình trạng dị ứng (nếu có).
    Không dùng Cephalexin nếu dị ứng với thuốc. Trong hầu hết các trường hợp, đối tượng dị ứng với Cephalexin cũng sẽ dị ứng với các thuốc kháng sinh Cephalosporin khác.[14]
    • Một số thuốc thuộc nhóm Cephalosporin gồm có Cefaclor, Cefadroxil, Cefdinir, Cefditoren, Cefixime, Cefprozil, Ceftazidime, và Cefuroxime.
    • Thuốc nhóm Cephalosporin bắt đầu bằng chữ “Cef”. Nhận biết được điều này giúp bạn tránh dùng thuốc nếu bị dị ứng.
    • Ngoài ra, nên thông báo cho bác sĩ nếu bị dị ứng với Penicillin hoặc Amoxicillin. Người dị ứng với Penicillin hoặc Amoxicilli có nguy cơ dị ứng với Cephalexin cao hơn.[15]
  2. How.com.vn Tiếng Việt: Step 2 Trao đổi với bác sĩ về tình trạng bệnh lý tiềm ẩn (nếu có).
    Không nên dùng Cephalexin nếu mắc một số bệnh lý tiềm ẩn nhất định. Bạn không nên uống Cephalexin nếu bị bệnh thận, bệnh gan, viêm đại tràng, tiểu đường và suy dinh dưỡng. Hầu hết các bệnh này đều làm thay đổi khả năng chuyển hóa Cephalexin của cơ thể.
    • Ví dụ, Cephalexin chứa đường nên người bị tiểu đường không nên dùng.[16]
  3. How.com.vn Tiếng Việt: Step 3 Trao đổi với bác sĩ nếu bạn đang mang thai.
    Hiện chưa có nhiều nghiên cứu về ảnh hưởng của Cephalexin đối với thai nhi. Do đó, tốt nhất bạn nên trao đổi với bác sĩ về các loại thuốc thay thế nếu đang mang thai. Phụ nữ mang thai chỉ nên uống Cephalexin khi không còn lựa chọn nào khác.[17]
  4. How.com.vn Tiếng Việt: Step 4 Trao đổi với bác sĩ về các thuốc khác bạn đang uống.
    Nên cho bác sĩ biết nếu đang uống các thuốc khác ngoài Cephalexin. Thuốc chữa bệnh có thể gây tương tác thuốc với Cephalexin, tức ảnh hưởng đến hiệu quả của Cephalexin.
    • Ví dụ, một số vắc-xin chứa vi khuẩn như vắc-xin thương hàn và vắc-xin BCG có thể bị ảnh hưởng bởi Cephalexin. Ngoài ra, một số nghiên cứu cũng cho thấy Cephalexin có thể ảnh hưởng đến hiệu quả của thuốc uống ngừa thai. Vì vậy, bạn có thể vẫn đậu thai nếu uống Cephalexin khi đang uống thuốc tránh thai.[18]
    • Các thuốc khác có thể tương tác với Cephalexin gồm có Coumadin, Metformin và Probenecid.[19]
  5. How.com.vn Tiếng Việt: Step 5 Trao đổi với bác sĩ nếu đang uống thảo dược.
    Một số loại thảo dược có thể ảnh hưởng đến hiệu quả của Cephalexin nên bạn cần thông báo cho bác sĩ về bất kỳ loại thảo dược hoặc thực phẩm chức năng nào bạn đang uống. [20]
  6. How.com.vn Tiếng Việt: Step 6 Trao đổi với bác sĩ nếu cho rằng Cephalexin không phù hợp trong trường hợp của bạn.
    Nếu cảm thấy bản thân không nên uống Cephalexin, bạn nên cho bác sĩ biết. Bác sĩ có thể sẽ giảm liều thuốc hoặc đổi thuốc mới cho bạn.
    • Các xét nghiệm đặc biệt như xét nghiệm da có thể được tiến hành để xác định xem việc cho bạn uống Cephalexin có an toàn không.[21]
    Quảng cáo
Phần 4
Phần 4 của 4:

Nhận biết dấu hiệu nên đi khám bác sĩ

Tải về bản PDF
  1. How.com.vn Tiếng Việt: Step 1 Trao đổi với bác sĩ trước khi uống thuốc.
    Đây là một bước rất quan trọng vì bác sĩ sẽ có thể đưa ra hướng dẫn toàn diện, chính xác liên quan đến việc dùng thuốc đúng cách. Không tự ý sử dụng Cephalexin hoặc uống thuốc của người khác.[22]
  2. How.com.vn Tiếng Việt: Step 2 Thông báo cho bác sĩ nếu gặp tác dụng phụ nghiêm trọng hoặc tác dụng phụ kéo dài.
    Cephalexin có thể gây một số tác dụng phụ ở mức độ nhẹ và trong thời gian ngắn. Tuy nhiên, bạn nên trao đổi ngay với bác sĩ nếu tác dụng phụ trở nên nghiêm trọng và khó kiểm soát như:
    • Đau bụng
    • Nôn mửa
    • Phát ban nhẹ trên da
    • mild skin rashes
  3. How.com.vn Tiếng Việt: Step 3 Đến gặp bác...
    Đến gặp bác sĩ ngay nếu gặp tác dụng phụ nghiêm trọng hoặc có triệu chứng của phản ứng dị ứng. Khi uống Cephalexin và gặp tác dụng phụ nghiêm trọng, bạn nên đi khám bác sĩ ngay. Tác dụng phụ nghiêm trọng mà bạn nên cảnh giác gồm có:[23][24]
    • Khó thở hoặc khó nuốt
    • Chảy máu hoặc bầm tím bất thường
    • Đau họng
    • Nhiễm trùng âm đạo
    • Thở khò khè
    • Nổi mề đay
    • Phát ban da nghiêm trọng
    • Ngứa ngáy
    • Đau miệng hoặc đau họng
    • Tiêu chảy nghiêm trọng hoặc chất thải có máu hoặc chất nhầy
    • Nước tiểu tối màu hoặc tiểu ít
    • Sốt
    • Da tái hoặc da vàng
    Quảng cáo

Lời khuyên

  • Liều uống Cephalexin có thể khác nhau. Yếu tố ảnh hưởng đến liều uống gồm có tuổi tác, cân nặng, giới tính, loại và mức độ nghiêm trọng của bệnh nhiễm khuẩn, dị ứng và nhiều yếu tố khác. Việc biết được liều đúng và chính xác trong từng trường hợp cụ thể là rất quan trọng. Bạn không nên tự quyết định liều uống Cephalexin khi chưa trao đổi với bác sĩ.
  • Nên gọi ngay cho cơ sở y tế gần nhất nếu uống quá liều Cephalexin.[25]

Cảnh báo

  • Uống Cephalexin theo đúng thời gian chỉ định. Uống thuốc có thể giúp bạn thấy khỏe lại nhanh hơn dự kiến nhưng bạn không nên dừng thuốc. Một số trường hợp sẽ bị nhiễm khuẩn tái phát do ngưng thuốc trước thời gian được chỉ định.
  • Không tự ý cho người khác uống thuốc của bạn. Thuốc được bác sĩ kê đơn cho bạn và có thể không hiệu quả với người khác. [26]

Về bài How.com.vn này

How.com.vn Tiếng Việt: Laura Marusinec, MD
Cùng viết bởi:
Tiến sĩ dược
Bài viết này đã được cùng viết bởi Laura Marusinec, MD. Bác sĩ Marusinec là bác sĩ nhi khoa được cấp phép hoạt động tại Bệnh viện Nhi đồng Wisconsin, cô là thành viên của Hội đồng Thực hành lâm sàng. Cô đã nhận bằng Tiến sĩ của Đại học Y khoa Wisconsin vào năm 1995 và hoàn thành chương trình nội trú tại Đại học Y khoa Wisconsin chuyên ngành Nhi khoa năm 1998. Cô là thành viên của Hiệp hội Nhà văn Y khoa Hoa Kỳ và Hiệp hội Chăm sóc Cấp cứu Trẻ em. Bài viết này đã được xem 5.029 lần.
Trang này đã được đọc 5.029 lần.

Bài viết này đã giúp ích cho bạn?

⚠️ Disclaimer:

Content from Wiki How Tiếng Việt language website. Text is available under the Creative Commons Attribution-Share Alike License; additional terms may apply.
Wiki How does not encourage the violation of any laws, and cannot be responsible for any violations of such laws, should you link to this domain, or use, reproduce, or republish the information contained herein.

Notices:
  • - A few of these subjects are frequently censored by educational, governmental, corporate, parental and other filtering schemes.
  • - Some articles may contain names, images, artworks or descriptions of events that some cultures restrict access to
  • - Please note: Wiki How does not give you opinion about the law, or advice about medical. If you need specific advice (for example, medical, legal, financial or risk management), please seek a professional who is licensed or knowledgeable in that area.
  • - Readers should not judge the importance of topics based on their coverage on Wiki How, nor think a topic is important just because it is the subject of a Wiki article.

Quảng cáo