Đại tướng Quân đội nhân dân Việt Nam

cấp bậc trong quân đội Việt Nam

Đại tướng Quân đội nhân dân Việt Nam là một tướng lĩnh cấp cao, có cấp bậc sĩ quan cao nhất trong hệ thống Quân hàm Quân đội nhân dân Việt Nam với cấp hiệu 4 ngôi sao vàng[1].



Đại tướng
Cấp hiệu Đại tướng Quân đội nhân dân Việt Nam
Quốc gia Việt Nam
Thuộc Quân đội nhân dân Việt Nam
Hạng
4 sao
Mã hàm NATOOF-9b
Hình thành1946
Nhóm hàmtướng lĩnh
Phong hàm bởiChủ tịch nước Việt Nam
Hàm trênkhông có (quân hàm cao nhất)
Hàm dưới Thượng tướng
Tương đương Đại tướng Công an nhân dân Việt Nam
Liên quan
Lịch sử Cấp hiệu Đại tướng đầu tiên năm 1946

Theo quy định hiện hành, theo Điều 88 Hiến pháp Việt Nam 2013, quân hàm Đại tướng Quân đội nhân dân Việt Nam do Chủ tịch nước, kiêm Chủ tịch Hội đồng Quốc phòng và An ninh Quốc gia quyết định phong cấp.

Quân hàm Đại tướng chỉ được phong cho các sĩ quan cấp cao nắm giữ các chức vụ: Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, Tổng Tham mưu trưởngChủ nhiệm Tổng cục Chính trị. Ngoại lệ có:

  • Hoàng Văn Thái được phong năm 1980 khi đang là Thứ trưởng Bộ Quốc phòng kiêm Phó Tổng Tham mưu trưởng dù ông là Tổng Tham mưu trưởng đầu tiên từ 1945–1954 và quyền Tổng Tham mưu trưởng một thời gian ngắn 1954 và năm 1974).
  • Lê Đức Anh năm 1984 khi đang là Thứ trưởng Bộ Quốc phòng kiêm tư lệnh quân tình nguyện Việt Nam tại Campuchia.

Tính đến ngày 12 tháng 7 năm 2021, Quân đội nhân dân Việt Nam đã có 16 quân nhân được phong quân hàm Đại tướng.

Có 2 quân nhân được phong thẳng quân hàm Đại tướng không qua các cấp trung gian là: Võ Nguyên Giáp (1948) và Nguyễn Chí Thanh (1959).

Hiện tại có 2 Đại tướng Quân đội giữ quân hàm hiện đang công tác là Phan Văn Giang, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng; Lương Cường, Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam.

Lịch sử hình thành

sửa

Theo sắc lệnh số 33 ngày 22 tháng 3 năm 1946 do Chủ tịch Chính phủ nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ký, cấp bậc Đại tướng Quân đội Quốc gia Việt Nam được quy định lần đầu tiên với cấp hiệu cầu vai 3 sao vàng trên nền đỏ. Tuy nhiên, tại thời điểm đó chưa có quân nhân được phong quân hàm này. Mãi đến ngày 20 tháng 1 năm 1948, Tổng Tư lệnh Quân đội Quốc gia và dân quân tự vệ Võ Nguyên Giáp là người đầu tiên được phong quân hàm này.

Cấp bậc Đại tướng một lần nữa được quy định lại với Luật Quy định chế độ phục vụ của Sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam ngày 31 tháng 5 năm 1958[2]. Và Nghị định 307-TTg ngày 20 tháng 6 năm 1958 cũng quy định quân hàm Đại tướng mang 4 ngôi sao vàng trên cấp hiệu. Và ngày 31 tháng 8 năm 1959, Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị Nguyễn Chí Thanh là người thứ 2 được thụ phong quân hàm Đại tướng.

Danh sách các Đại tướng Quân đội nhân dân Việt Nam

sửa
STTHìnhHọ và tên

(Sinh - mất)

Năm được phongQuê quánChức vụ cao nhấtChức vụ cao nhất trong Đảng Cộng sản
1 Võ Nguyên Giáp

(1911–2013)

1948[3]Quảng Bình
2 Nguyễn Chí Thanh

(1914–1967)

1959[4]Thừa Thiên Huế
  • Ủy viên Bộ Chính trị (1951–1967)
3 Văn Tiến Dũng

(1917–2002)

1974[5]Hà Nội
  • Ủy viên Bộ Chính trị khóa III, IV, V
  • Bí thư Đảng ủy Quân sự Trung ương (1984–1986)
4 Hoàng Văn Thái

(1915–1986)

1980Thái Bình
5 Chu Huy Mân

(1913–2006)

Nghệ An
  • Ủy viên Bộ Chính trị (1976–1986)
6 Lê Trọng Tấn

(1914–1986)

1984Hà Nội
  • Ủy viên Ban chấp hành Trung ương các khóa IV và V
7 Lê Đức Anh

(1920–2019)

Thừa Thiên Huế
  • Ủy viên Bộ Chính trị (1982–1997)
8 Nguyễn Quyết

(1922)

1990Hưng Yên
  • Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị (1987–1991)
  • Phó Chủ tịch Hội đồng Nhà nước (1987–1992)
9 Đoàn Khuê

(1923–1999)

Quảng Trị
  • Bộ trưởng Bộ Quốc phòng (1991–1997)
  • Ủy viên Bộ Chính trị (1991–1997)
10 Phạm Văn Trà

(1935)

2003Bắc Ninh
  • Bộ trưởng Bộ Quốc phòng (1997–2006)
  • Ủy viên Bộ Chính trị (1996–2006)
11 Lê Văn Dũng

(1945)

2007[6]Bến Tre
  • Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị (2001–2011)
  • Tổng Tham mưu trưởng (1998–2001)
  • Bí thư Trung ương Đảng (2001–2011)
12 Phùng Quang Thanh

(1949–2021)

Hà Nội
  • Bộ trưởng Bộ Quốc phòng (2006–2016)
  • Ủy viên Bộ Chính trị (2006–2016)
13 Đỗ Bá Tỵ

(1954)

2015[7]Hà Nội
  • Phó Chủ tịch Quốc hội (2016–2021)
  • Tổng Tham mưu trưởng (2010–2016)
  • Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng (2006–2021)
14 Ngô Xuân Lịch

(1954)

Hà Nam
15 Lương Cường

(1957)

2019[8]Phú Thọ
  • Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị (2016-2024)
  • Bí thư Trung ương Đảng (2016– 2021)
  • Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Quân ủy Trung ương (2016–2024)
  • Ủy viên Bộ Chính trị (2021–nay)
  • Thường trực Ban Bí thư (2024–nay)
16 Phan Văn Giang

(1960)

2021[9]Nam Định
  • Ủy viên Bộ Chính trị (2021–nay)

Danh sách các Đại tướng tại nhiệm

sửa
STTHọ và tênNăm sinh - Năm mấtNăm được phongChức vụ cao nhấtChức vụ cao nhất trong Đảng Cộng sản
1Lương Cường1957–2019[8]
  • Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị (2016–2024)
  • Bí thư Trung ương Đảng (2016– 2021)
  • Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Quân ủy Trung ương (2016–2024)
  • Ủy viên Bộ Chính trị (2021–nay)
2Phan Văn Giang1960–2021[9]
  • Ủy viên Bộ Chính trị (2021–nay)

Xem thêm

sửa

Tham khảo

sửa
  1. ^ Công báo /Số 33 + 34/Ngày 08-01-2015 về Luật sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam
  2. ^ Luật Quy định chế độ phục vụ của Sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam năm 1958
  3. ^ “Sắc lệnh 110/SL ngày 20 tháng 1 năm 1948”. Bản gốc lưu trữ ngày 22 tháng 2 năm 2014.
  4. ^ “Sắc lệnh 036/SL ngày 31 tháng 8 năm 1959”. Bản gốc lưu trữ ngày 13 tháng 3 năm 2013.
  5. ^ “13 vị được phong tướng đầu tiên – Kỳ 2: Tướng Văn Tiến Dũng”.
  6. ^ “Thăng quân hàm đại tướng cho đồng chí Phùng Quang Thanh và Lê Văn Dũng”.
  7. ^ “Chủ tịch nước thăng quân hàm Đại tướng cho hai tướng quân đội là ông Ngô Xuân Lịch và Đỗ Bá Tỵ”.
  8. ^ a b “Phong Đại tướng cho Chủ nhiệm TCCT Lương Cường”.
  9. ^ a b “Chủ tịch nước phong quân hàm Đại tướng cho Bộ trưởng Quốc phòng Phan Văn Giang”.
🔥 Top keywords: 2112: Doraemon ra đời300 (phim)Anh hùng xạ điêu (phim truyền hình 2003)Bùng phát virus Zika 2015–2016Chuyên gia trang điểmCristiano RonaldoCá đuối quỷDanh sách Tổng thống Hoa KỳDanh sách câu thần chú trong Harry PotterDanh sách tài khoản Instagram có nhiều lượt theo dõi nhấtGiải Oscar cho phim ngắn hay nhấtHoan Ngu Ảnh ThịHầu tướcHọc thuyết tế bàoJason Miller (communications strategist)Lễ hội Chọi trâu Đồ SơnLộc Đỉnh ký (phim 1998)Natapohn TameeruksNinh (họ)Phim truyền hình Đài LoanRobloxThanh thiếu niênThần tượng teenThổ thần tập sựTrang ChínhTập hợp rỗngTỉnh của Thổ Nhĩ KỳVõ Thần Triệu Tử LongXXX (loạt phim)Âu Dương Chấn HoaĐào Trọng ThiĐại học Công giáo ParisĐệ Tứ Cộng hòa PhápĐổng Tiểu UyểnĐài Truyền hình Kỹ thuật số VTCTrang ChínhĐặc biệt:Tìm kiếmVladimir Vladimirovich PutinGiải vô địch bóng đá châu Âu 2024Bảng xếp hạng bóng đá nam FIFASloveniaGiải vô địch bóng đá châu ÂuNguyễn Sỹ QuangTô LâmĐinh Tiến DũngSerbiaĐài Truyền hình Việt NamNam TưThích Minh TuệGiải vô địch bóng đá châu Âu 2020Cộng hòa Liên bang Xã hội chủ nghĩa Nam TưCleopatra VIINguyễn Phú TrọngĐỗ Văn ChiếnCúp bóng đá Nam MỹViệt NamHạ chíLê Hoài TrungSlovakiaĐội tuyển bóng đá quốc gia AnhĐội tuyển bóng đá quốc gia SloveniaCúp bóng đá Nam Mỹ 2024Đội tuyển bóng đá quốc gia SerbiaAlbaniaCristiano RonaldoBộ Chính trị Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt NamNgaBộ Công an (Việt Nam)Vòng loại giải vô địch bóng đá châu Âu 2024Cục An ninh đối ngoại (Việt Nam)Đặc biệt:Thay đổi gần đâyThích Chân QuangDanh sách phim điện ảnh Thám tử lừng danh Conan