Google Scholar

Google Scholar (viết tắt GS) là một dịch vụ tìm kiếm miễn phí đánh chỉ mục toàn văn các tài liệu học thuật trong các nội dung đã xuất bản ở nhiều định dạng. Xuất hiện dưới bản beta từ tháng 11 năm 2004, GS đánh chỉ mục cho hầu hết các tạp chí và sách học thuật trực tuyến được phản biện mở (peer-review), các bài báo hội nghị, luận văn và luận án, bản thảo, bản tóm tắt, báo cáo kỹ thuật và các tài liệu học thuật khác, bao gồm cả ý kiến ​​của tòa án và bằng sáng chế.[1] Tính năng của nó tương tự Scirus từ Elsevier, CiteSeer, và getCITED. Nó cũng tương tự các công cụ cơ bản, Scopus của Elsevier và Web of Science của Thomson ISI. Tuy nhiên, GS vẫn chứa nhiều trang web, nhiều tạp chí và nhiều ngôn ngữ hơn. Slogan của nó là - "Stand on the shoulders of giants" ("Đứng trên vai người khổng lồ", trích dẫn một câu nói của Isaac Newton), là một sự ghi nhớ công ơn của những nhà học thuật đã đóng góp công sức của họ trong các lĩnh vực suốt bao thế kỷ qua, đã tạo nền tảng cho sự thành công mới ngày hôm nay.[2]

Google Scholar
Google Scholar home page
Loại website
Bibliographic database
Chủ sở hữuGoogle
Websitescholar.google.com
Yêu cầu đăng kýTùy chọn
Bắt đầu hoạt động20 tháng 11 năm 2004; 19 năm trước (2004-11-20)
Tình trạng hiện tạiHoạt động

Lịch sử

sửa

Google Scholar được cho là nảy sinh từ cuộc thảo luận giữa Alex Verstak và Anurag Acharya,[3] cả hai sau đó cùng làm việc để xây dựng chỉ mục web chính trên Google.[4] Mục tiêu của họ là "làm cho những người giải quyết vấn đề trên thế giới hiệu quả hơn 10%"[5] bằng cách cho phép tiếp cận kiến thức khoa học dễ dàng và chính xác hơn. Mục tiêu này được phản ánh trong khẩu hiệu quảng cáo của Google Scholar - "Đứng trên vai những người khổng lồ" - được lấy từ một ý tưởng của Bernard of Chartres, được trích dẫn bởi Isaac Newton, và là một cái gật đầu cho các học giả đã đóng góp cho các lĩnh vực của họ trong nhiều thế kỷ, tạo nền tảng cho những thành tựu trí tuệ mới.

Ban đầu cho các văn bản chính trong Google Scholar là lấy nguồn từ bộ sưu tập bản in của Đại học Michigan.[6]

Các tính năng

sửa

Google Scholar cho phép người dùng tìm kiếm các bản sao dạng số hoặc bản đăng trực tuyến của các bài báo.[7] GS lập chỉ mục các tài liệu bao gồm các bài báo toàn văn, báo cáo kỹ thuật, bản thảo (preprints), luận án, sách và các tài liệu khác, bao gồm các trang Web chọn lọc được coi là 'học thuật'.[8] Nếu kết quả tìm kiếm của Google Scholar liên kết đến tạp chí thương mại, mọi người sẽ chỉ có thể truy cập phần tóm tắt và chi tiết trích dẫn của bài báo, và phải trả phí để truy cập toàn bộ bài báo. Các kết quả phù hợp nhất cho các từ khóa được tìm kiếm sẽ được liệt kê đầu tiên, theo thứ tự xếp hạng của tác giả, số lượng tài liệu tham khảo được liên kết với nó và mức độ liên quan của chúng với các tài liệu học thuật khác, và xếp hạng của ấn phẩm theo tạp chí.[9]

  • Tìm kiếm các nguồn đa dạng từ một vị trí thuận tiện.
  • Tìm kiếm các nguồn bài viết các tóm tắt và trích dẫn.
  • Định vị toàn bộ bài viết qua thư viện của bạn hoặc trên trang web.
  • Tìm hiểu về các bài viết quan trọng nhất trong bất kì lĩnh vực nghiên cứu nào.

Tham khảo

sửa
  1. ^ “Google Scholar Search Tips”. scholar.google.com. Lưu trữ bản gốc ngày 23 tháng 9 năm 2016. Truy cập ngày 4 tháng 2 năm 2022.
  2. ^ “About Google Scholar”. scholar.google.com. Lưu trữ bản gốc ngày 2 tháng 2 năm 2022. Truy cập ngày 4 tháng 2 năm 2022.
  3. ^ “An interview with Anurag Acharya, Google Scholar lead engineer”. Lưu trữ bản gốc ngày 14 tháng 11 năm 2016.
  4. ^ “Anurag Acharya Helped Google's Scholarly Leap”. Lưu trữ bản gốc ngày 8 tháng 6 năm 2011.
  5. ^ “The gentleman who made Scholar”. Lưu trữ bản gốc ngày 18 tháng 11 năm 2020.
  6. ^ “UM Library/Google Digitization Partnership FAQ, August 2005” (PDF). University of Michigan Library. Lưu trữ (PDF) bản gốc ngày 30 tháng 4 năm 2021.
  7. ^ “Google Scholar Search Tips”. scholar.google.com. Lưu trữ bản gốc ngày 8 tháng 2 năm 2022. Truy cập ngày 7 tháng 2 năm 2022.
  8. ^ Vine, Rita (1 tháng 1 năm 2006). “Google Scholar”. Journal of the Medical Library Association. 94 (1): 97–99. ISSN 1536-5050. PMC 1324783.
  9. ^ “About Google Scholar”. scholar.google.com. Lưu trữ bản gốc ngày 29 tháng 3 năm 2012. Truy cập ngày 7 tháng 2 năm 2022.

Liên kết ngoài

sửa
🔥 Top keywords: 2112: Doraemon ra đời300 (phim)Anh hùng xạ điêu (phim truyền hình 2003)Bùng phát virus Zika 2015–2016Chuyên gia trang điểmCristiano RonaldoCá đuối quỷDanh sách Tổng thống Hoa KỳDanh sách câu thần chú trong Harry PotterDanh sách tài khoản Instagram có nhiều lượt theo dõi nhấtGiải Oscar cho phim ngắn hay nhấtHoan Ngu Ảnh ThịHầu tướcHọc thuyết tế bàoJason Miller (communications strategist)Lễ hội Chọi trâu Đồ SơnLộc Đỉnh ký (phim 1998)Natapohn TameeruksNinh (họ)Phim truyền hình Đài LoanRobloxThanh thiếu niênThần tượng teenThổ thần tập sựTrang ChínhTập hợp rỗngTỉnh của Thổ Nhĩ KỳVõ Thần Triệu Tử LongXXX (loạt phim)Âu Dương Chấn HoaĐào Trọng ThiĐại học Công giáo ParisĐệ Tứ Cộng hòa PhápĐổng Tiểu UyểnĐài Truyền hình Kỹ thuật số VTCTrang ChínhĐặc biệt:Tìm kiếmGiải vô địch bóng đá châu Âu 2024Giải vô địch bóng đá châu ÂuGiải vô địch bóng đá châu Âu 2020Bảng xếp hạng bóng đá nam FIFANguyễn Khoa ĐiềmCúp bóng đá Nam MỹĐài Truyền hình Việt NamThích Chân QuangStephan El ShaarawyViệt NamĐội tuyển bóng đá quốc gia ÝĐặc biệt:Thay đổi gần đâyThích Minh TuệCửu Long Thành Trại: Vây thànhThụy SĩCúp bóng đá Nam Mỹ 2024Danh sách phim điện ảnh Thám tử lừng danh ConanGruziaCửu Long Trại ThànhMiduĐội tuyển bóng đá quốc gia Thụy SĩNguyễn Hữu ĐôngAnh trai vượt ngàn chông gai (mùa 1)Gianluigi DonnarummaCristiano RonaldoHồ Chí MinhẤm lên toàn cầuCleopatra VIINguyễn Phú TrọngTô LâmNguyễn Hồng SơnĐội tuyển bóng đá quốc gia ĐứcLưu Diệc PhiLoạn luânNông Đức MạnhBan Nội chính Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam